Những Lưu Ý Khi Lắp Đèn Năng Lượng Mặt Trời

Những Lưu Ý Khi Lắp Đèn Năng Lượng Mặt Trời

Những Lưu Ý Khi Lắp Đèn Năng Lượng Mặt Trời

Những Lưu Ý Khi Lắp Đèn Năng Lượng Mặt Trời

Những Lưu Ý Khi Lắp Đèn Năng Lượng Mặt Trời
Những Lưu Ý Khi Lắp Đèn Năng Lượng Mặt Trời
sản phẩm
Notice: Undefined variable: soure in /www/wwwroot/songbaivip.com/templates/layout/right_product.php on line 49
nổi bật
Những Lưu Ý Khi Lắp Đèn Năng Lượng Mặt Trời
Ngày đăng: 27/06/2024

     

    Ngày nay, việc sử dụng đèn năng lượng mặt trời đang trở nên phổ biến hơn. Cấu tạo của đèn năng lượng mặt trời thường bao gồm phần đèn LED và tấm pin năng lượng mặt trời. Đây chính là hai thành phần quan trọng nhất để đèn có thể cung cấp nguồn điện cho việc chiếu sáng và lưu trữ trong pin tích điện.

    Trong quá trình lắp đặt đèn năng lượng mặt trời, để tối ưu hiệu suất sử dụng đèn năng lượng mặt trời, bạn cần biết một số lưu ý sau:

    1. Hướng tấm pin năng lượng mặt trời:

    Số giờ nắng trung bình ở Việt Nam dao động từ 4,5 đến 6 giờ/ngày, tùy thuộc vào vị trí địa lý và diện tích từ bắc vào nam. Nếu lắp đặt tấm pin theo hướng khác, lượng ánh nắng nhận được trong ngày sẽ ít, dẫn đến đèn không đủ nguồn điện cần thiết để chiếu sáng suốt đêm.

     

     

     

    Cần cố định chặt chẽ các tấm pin năng lượng mặt trời để tránh việc rơi vỡ hoặc hỏng hóc trong quá trình sử dụng. Không tự ý tháo rời đèn năng lượng mặt trời để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình bảo trì và hoạt động của nó.

     

     

    2. Tránh lắp tấm pin năng lượng mặt trời dưới vật cản ánh sáng:

    Cần đặt tấm pin năng lượng mặt trời dưới ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Bất kỳ vật cản nào che phủ một phần tấm pin sẽ làm giảm hiệu suất chuyển đổi điện năng. Hãy tránh lắp đặt đèn và tấm pin gần các vật cản như tòa nhà, tán cây hay cột đèn có thể tạo bóng đổ lên tấm pin. Vị trí lý tưởng nhất là không gian ngoài trời, thoáng đãng và không có vật cản che mặt trời.

     

     

    Tránh lắp đèn năng lượng mặt trời gần các nguồn ánh sáng cao áp như đèn đường. Điều này đảm bảo rằng đèn năng lượng mặt trời sẽ không tự động tắt khi trời tối và các nguồn ánh sáng bên ngoài bật sáng.

    3. Đặt đèn và tấm pin ở đồ cao phù hợp:

    Việc đặt đèn quá cao có thể hạn chế khả năng chiếu sáng của nó, đặc biệt đối với những đèn có công suất nhỏ. Đối với các đèn công suất dưới 200W, độ cao tối ưu khoảng từ 3-4m. Đối với những đèn có công suất lớn hơn, độ cao phù hợp là từ 4-6m, tùy thuộc vào loại công trình và yêu cầu chiếu sáng cụ thể. Đặt đèn ở độ cao thích hợp sẽ đảm bảo đèn nhận được đủ ánh sáng mặt trời và chiếu sáng hiệu quả trong suốt đêm.

     

     

     

    4. Vệ sinh tấm pin định kì:

    Do lắp đặt ngoài trời, tấm pin thường bị bám bụi và bẩn. Điều này làm giảm hiệu suất hoạt động của tấm pin. Để tăng hiệu suất sạc của đèn năng lượng mặt trời, hãy thường xuyên vệ sinh tấm pin bằng cách lau sạch bụi, cặn bẩn hoặc các chất phủ trên bề mặt. Điều này đảm bảo rằng pin tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời một cách tối ưu.

    Đơn giản chỉ cần sử dụng một ít giẻ lau, nước lau kính và nước sạch để rửa sạch tấm pin. Sau khi vệ sinh, chiếc đèn của bạn sẽ trở nên mới mẻ và chiếu sáng sáng hơn suốt đêm.

     

     

    5. Tắt đèn khi không cần thiết:

    Tắt đèn vào ban ngày hoặc khi không cần thiết, và đảm bảo sử dụng ánh sáng một cách tiết chế. Điều này không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ của pin mà còn đóng góp tích cực vào bảo vệ môi trường.

    Với những lưu ý trên về việc lắp đặt và sử dụng đèn năng lượng mặt trời. CAFA Solar hy vọng rằng bạn sẽ có thể lắp đặt đèn năng lượng mặt trời một cách đúng cách và hiệu quả. Bằng cách tuân thủ các nguyên tắc này, bạn có thể tối ưu hóa hiệu suất chiếu sáng và kéo dài tuổi thọ của đèn năng lượng mặt trời. Hãy tận hưởng ánh sáng tự nhiên và tiết kiệm năng lượng mà đèn năng lượng mặt trời mang lại cho bạn và môi trường.Hy vọng với những thông tin trên giúp bạn tìm được một mẫu đèn năng lượng mặt trời phù hợp với gia đình của mình. Hoặc cần tư vấn rõ hơn từng dòng xin vui lòng liên hệ Hotline/zalo: 0972915451 - 0352162878.